Trước 10 Tuổi, Thời Kỳ Vàng Quyết Định Thành Công Của Trẻ.
Nói sao cho trẻ nghe lời, dạy dỗ sao để trẻ có được những phẩm chất tốt. Đó luôn là câu hỏi mà bất kì cha mẹ nào cũng đều đi tìm câu trả lời. “Trước 10 tuổi, thời kì vàng quyết định thành công của trẻ”. Là cuốn sách đáng đọc cho bất kì cha mẹ nào. Từ những ví dụ thực tế, lý luận chặt chẽ, nhạy bén. Cuốn sách đưa ra những phương pháp nuôi dạy con, nhắc nhở bố mẹ những việc không nên làm tránh ảnh hưởng đến hành vi và tâm lý của bé.
Cuốn sách đưa ra bốn “không” cho cha mẹ khi dạy con.
Không được làm tổn thương đến long tự tôn của trẻ, cha mẹ cần phát hiện ưu điểm của trẻ.
Giáo sư Jeffrey cho rằng: “Một số bố mẹ thường xuyên xem nhẹ đặc điểm và cảm nhận của trẻ. Tùy tiện mắng chửi rất dễ làm tổn thương lòng tự tôn của trẻ. Ngược lại nếu bố mẹ không ngừng khích lệ trẻ thì trẻ sẽ có cảm giác rất thành công. Bố mẹ nên quan sát thật kỹ xem xét trẻ tiến bộ ở những điểm nào đồng thời khen và khẳng định trẻ đúng mực.
Không được dung sự so sánh để làm tổn thương trẻ.
Chuyên gia giáo dục Cheney cho rằng: “So sánh con của mình với con của người khác không chỉ khiến trẻ nhỏ khó chịu mà còn khiến chúng mất tự tin. Mỗi đứa trẻ đều có cá tính riêng của mình. Hãy để trẻ tự mình phát triển chứ không phải trở thành bản sao của đứa trẻ khác”.
Không rèn luyện suy nghĩ tiêu cực cho trẻ.
Bố mẹ có thể vận dụng lý luận vùng ảnh hưởng và vùng quan tâm trước đó. Căn cứ vào ba gợi ý để rèn luyện suy nghĩ tích cực cho trẻ thử mở rộng vùng ảnh hưởng hoặc dẫn dắt trẻ tập trung tinh thần và sức lực vào vùng ảnh hưởng. Mặc dù đôi khi không thể thay đổi hiện trạng cũng không thể thay đổi sự thực đã xảy ra. Nhưng việc giáo dục trẻ có thể làm chúng thay đổi suy nghĩ của mình với sự việc đó. Cũng có thể quyết định thái độ của mình khi đối mặt với vấn đề đó.
Không làm cho trẻ bất cứ việc gì mà chúng có thể tự làm
Chuyên gia giáo dục Cheney nói: ”Tôi tuyệt đối không làm cho con bất cứ việc gì mà nó có thể tự làm”. Bởi vì ông cho rằng can thiệp quá mức hoặc giúp đỡ trẻ thái quá sẽ làm giảm tính chủ động của trẻ. Nếu việc gì cũng làm cho trẻ thì khiến trẻ trở nên bị động, ỷ lại. Lúc nào cũng luôn mong muốn có được sự giúp đỡ của người khác. Cho dù trẻ có tiềm năng vô hạn cũng không thể phát huy được. Vì thế nhất định không được cướp đi quyền hành động của trẻ.
Đồng thời cần làm cho trẻ cơ hội làm việc. Trẻ có thể làm một vài việc nhà đơn giản từ đó cảm nhận được cảm giác thành công, học được tinh thần trách nhiệm. Không nên nghĩ rằng bắt trẻ làm việc nhà là vì bố mẹ không muốn làm lại điều đó làm tăng thêm tinh thần tích cực và chủ động cho trẻ.
Có ý kiến cho rằng chịu khó chịu khổ làm việc có trách nhiệm. Không chỉ cống hiến cho xã hội mà bản thân có thể tận hưởng vị ngọt ngào sau công việc gian khổ. Giống như toát mồ hôi sau khi vận động sẽ cảm thấy dễ chịu. Đói bụng rồi sẽ cảm thấy mùi vị của thức ăn vô cùng ngon. Hưởng thụ đi kèm với công việc, xem nhẹ công việc mà chỉ theo đuổi hưởng thụ thì cuối cùng sẽ không có được niềm vui thật sự.
Chúc quý đọc giả đọc sách vui vẻ và lựa chọn cho mình những cuốn sách tâm ý. Mua sách tại website hoặc fanpage Hoisach.vn.